ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG – NGÔI TRƯỜNG VỚI TRIẾT LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

14/12/2023 14:47:111972
 

Triết lý giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển Giáo dục & Đào tạo. Ở các trường đại học, việc xây dựng một triết lý giáo dục phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển sẽ tạo tiền đề quan trọng từ đó xây dựng mục tiêu, chiến lược, nhiệm vụ giáo dục & đào tạo đúng đắn. Trong bài viết này, sẽ nói lên cách hiểu của em về triết lý giáo dục của Trường Đại Học Bình Dương.

Trường đại học Bình Dương được thành lập ngày 24-09-1997, là trường đại học thành lập sớm nhất tại Bình Dương. Với triết lý giáo dục mở: “Học-Hỏi-Hiểu-Hành” Là ngôi trường mà GS.VS.Cao Văn Phường (Chủ Tịch Hội Đồng Trường, Nguyên Hiệu Trưởng nhà trường) đã dồn hết tâm huyết và thực hiện sứ mệnh cao cả là xây dựng nền giáo dục mở, phục vụ nhu cầu học tập thường xuyên và suốt đời của mọi tầng lớp trong xã hội. Đây cũng là ngôi trường đào tạo ra những thế hệ học trò có trí tuệ, sáng tạo và làm việc có hiệu quả, đóng góp to lớn cho sự phát triển chung của xã hội, có trách nhiệm với bản thân, với Gia đình, với Xã hội, với Thiên nhiên.

Mục tiêu giáo dục mở là: Giúp mọi người học suốt đời, tự hoàn thiện bản thân để trở thành những công dân Việt Nam có trách nhiệm  (Trách nhiệm với bản thân, Trách nhiệm với gia đình, Trách nhiệm với cộng đồng xã hội, Trách nhiệm với thiên nhiên (4T)) tư duy hệ thống, độc lập, lao động sáng tạo, lao động có hiệu quả, có sức khỏe dựa trên nền tảng “ Học - Hỏi - Hiểu - Hành” (4H).

Với triêt lý vừa nêu, Giáo dục là của mọi người, vì mọi người, mọi người có quyền bình đẳng hưởng thụ thành quả của nền Giáo dục và có nghĩa vụ đóng góp, xây dựng, phát triển Giáo dục.

Để thực hiện được những mục tiêu trên , tinh thần trách nhiệm với chính bản thân mình thì phải được giáo dục từ nhỏ, bản thân phải tự lo trong sinh hoạt, tự giác trong học tập . Khi trưởng thành tự thân lập nghiệp nuôi sống bản thân, ổn định cuộc sống. Khi kết hôn, lập gia đình thì chăm lo cho con cái, quan tâm chăm sóc họ hàng ông bà, cha mẹ, anh chị em.. đó chính là có trách nhiệm với gia đình. Quan tâm giúp đỡ những người xung quanh, chia sẻ với những người kém may mắn bằng vật chất hoặc tinh thần tùy thuộc vào khả năng của mình, hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ của công dân với đất nước..đó chính là có trách nhiệm với cộng đồng xã hội. Giáo dục yêu thiên nhiên, quý trọng và bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật xung quanh hay động vật quý hiếm từ khi còn nhỏ sẽ hình thành nên nhận thức không phá hủy tài nguyên thiên nhiên (chặt phá rừng, xả rác, bắt nhốt hoặc tiêu thụ động vật quý hiếm..) những phương pháp giáo dục tốt từ khi còn bé sẽ có kết quả trong tương lai, giúp cho mỗi cá nhân có trách nhiệm hơn với môi trường mình đang sống, cùng nhau bảo vệ môi trường xanhsạch - đẹp , đó là phẩm chất đạo đức đáng quý mà nhà trường đưa vào Giáo dục và không thể thiếu trong mỗi con người.

Để mọi người có thể học tập liên tục, học tập suốt đời cần có phương pháp giáo dục thích hợp, có sự tương tác giữa thầy với trò, giữa người học với người xung quanh, trong gia đình, trong lớp học, nhà trường, cộng đồng,

Học - Hỏi - Hiểu - Hành là quy trình học tập gồm bốn bước: Học là để biết cách học như thế nào.  Học là để biết cách hỏi. Hỏi để học,  Hỏi để hiểu. Hiểu để hành cho đúng.

Như vậy hiểu phải hiểu đúng, hiểu đúng mới hành đúng, hành đúng mới có hiệu quả, hành có hiệu quả mới tạo ra những sản phẩm vật chất hay tinh thần chất lượng đáp ứng nhu cầu của cuộc sống đặt ra.

Học mà không hỏi, không hiểu đến nơi đến chốn là “học vẹt”, học vẹt mà thực hành ngay chắc chắn sẽ sai lệch, và dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Xác định được phương pháp ngay từ trong nhà trường, thì sau khi lập nghiệp làm nghề mới tạo ra những công việc có hiệu quả. Học đi đôi với hành, hoạt động nhà trường gắn liền với hoạt động Kinh tế - Xã hội. Muốn như vậy thì nội dung chương trình học phải thực sự bám sát với thực tế để đáp ứng được yêu cầu sản xuất, yêu cầu công việc mà xã hội mong muốn. Hành không đơn giản chỉ là thực hành mà còn là hành động theo nghĩa rộng, giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội, những mối quan hệ trong cuộc sống.

Hiểu rõ được triết lý giáo dục mở,  26 năm qua nhà trường luôn đáp ứng được nhu cầu học tập thường xuyên và học tập suốt đời của mọi người. Các kế hoạch học tập được lựa chọn theo ý muốn nguyện vọng của sinh viên với quy mô đào tạo không hạn chế, các lớp học luôn được tổ chức linh hoạt và thuận tiện, sinh viên vừa học vừa làm, có thể tiếp thu được kiến thức ở bất cứ đâu. Thông qua những kết quả lao động và sáng tạo đạt được, sinh viên có thể tự đánh giá năng lực của mình, khi rời ghế nhà trường có thể hòa nhập vào cuộc sống muôn màu, trở thành công dân có ích cho xã hội. Có thể hiểu rằng triết lý giáo dục của trường đại học Bình Dương chính là hướng đến sự phát triển năng lực toàn diện của mỗi cá nhân, góp phần vào công cuộc đổi mới của đất nước trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa giáo dục chất lượng cao.

Minh Thư - Khoa XHH-TT

https://dhbd.bdu.edu.vn/

 

Tiện ích

THỜI TIẾT                                        XỔ SỐ      

LỊCH VẠN NIÊN                                BẢN ĐỒ

CUNG HOÀNG ĐẠO                         GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG

back-to-top.png