Nhìn lại nhiệm kỳ Chính phủ: Vượt qua dồn dập bão tố

TP - “Trên con tàu tăng trưởng Việt Nam hướng tới chân trời mới, với cơ đồ mới về một nước Việt Nam hùng cường vào giữa thế kỷ 21 sẽ có mặt đủ mọi thành phần, từ công nông đến trí thức, doanh nhân, người dân, không ai bị bỏ lại phía sau và ai ai cũng được “thụ hưởng” thành quả của đổi mới và phát triển”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh khi trình bày Báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ trong phiên khai mạc Quốc hội.
25/03/2021 8:36:31507
 

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng các đại biểu bên hành lang Ảnh: Nhật Minh

 

570 chuyến công tác “lên rừng, xuống biển”

Nhấn mạnh, trong suốt nhiệm kỳ vừa qua, “con tàu Việt Nam đã phải vượt qua hải trình dồn dập bão tố của biết bao khó khăn, thách thức lớn hơn, vượt xa hơn so với những dự tính ban đầu nhiệm kỳ”, song Thủ tướng cho biết, với tinh thần bám sát thực tiễn, giai đoạn 2016 - 2020, lãnh đạo Chính phủ đã thực hiện 570 chuyến công tác “lên rừng, xuống biển” làm việc với địa phương, cơ quan, đơn vị cơ sở, chỉ đạo cụ thể, kịp thời tháo gỡ nhiều vấn đề quan trọng, cấp bách.

Đặc biệt, trong thực hiện các khâu đột phá chiến lược, Chính phủ xác định đột phá về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là tấn công vào “điểm nghẽn” kéo dài. Từ đó, nỗ lực tháo gỡ bằng nhiều biện pháp, với đầu tư nâng cao chất lượng nhân lực, giải quyết việc làm cho gần 8 triệu lao động, coi con người là trung tâm của sáng tạo.

Chính phủ cũng có nhiều giải pháp đột phá về kết cấu hạ tầng đồng bộ mang tính “dẫn dắt” cho thu hút đầu tư, phát triển của các ngành, lĩnh vực, nâng cao chất lượng tăng trưởng.

Theo Thủ tướng, với sự nỗ lực, đổi mới, quyết tâm, kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016- 2021 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, quy mô GDP tăng khoảng 1,4 lần so với 2015, đạt trên 340 tỷ USD. “Trong 5 năm qua chúng ta đã cùng nhau tạo ra tổng số khoảng 1.300 tỷ USD giá trị tăng thêm (GDP) và năm 2020 đã vượt lên trở thành nền kinh tế có quy mô lớn thứ 4 trong ASEAN, đứng thứ 37 thế giới”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Tự “soi lại mình”, Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế, như việc xin bổ sung, xin lùi, xin rút dự án luật vẫn chưa được khắc phục triệt để; chất lượng một số hồ sơ dự án, dự thảo văn bản pháp luật chưa đạt yêu cầu; công tác quy hoạch, hạ tầng, quản lý đất đai, đô thị ở một số nơi còn bị buông lỏng; tiến độ thực hiện một số dự án trọng điểm quốc gia còn chậm…

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Pháp luật đề nghị bổ sung phân tích, làm rõ nguyên nhân chậm triển khai, hoàn thành các công trình giao thông trọng điểm, cũng như kết quả giải ngân vốn đầu tư công. Làm rõ hơn những kết quả nổi bật trong công tác phòng, chống tham nhũng, nhất là việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng.

 

 

Tiện ích

THỜI TIẾT                                        XỔ SỐ      

LỊCH VẠN NIÊN                                BẢN ĐỒ

CUNG HOÀNG ĐẠO                         GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG

back-to-top.png